Luật chơi ABU_Robocon_2015

Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích cho từng nội dung cụ thể trong bài viết tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Khu vực thi đấu là 1 hình chữ nhật với kích thước 8.500 mm x 16.400 mm, được bao quanh bởi hàng rào gỗ. Khu vực sân chính bên trong có kích thước 6.100 mm x 13.400 mm là khu vực thi đấu của hai đội. Đội sẽ ghi điểm nếu cầu của đội đối phương phát rơi bên trong khu vực này. Khu vực phát cầu có kích thước 3.050 mm x 4.620 mm, là khu vực robot phải nằm trong vị trí đó khi thực hiện phát cầu. Cầu phát lần đầu tiên của một đội phải rơi vào khu vực thả rơi cầu màu vàng, kích thước 1.250 mm x 2.000 mm của đội đối phương. Khu vực màu xám có kích thước 8.500 mm x 16.400 mm là khu vực robot được di chuyển bên trong. Lưới của cuộc thi được căng ở đường phân chia giữa sân, có độ cao là 1.550 mm tính từ mặt đất.

Quả cầu được sử dụng trong cuộc thi chính là loại cầu được Liên đoàn Cầu lông thế giới quy định cho bộ môn thể thao này. Mỗi đội sẽ được trọng tài cung cấp 6 quả cầu và được nạp sẵn trên robot. Đội có quyền quyết định số lượng nạp sẵn cầu của mình.

Khi phát cầu, một phần của robot phải được tiếp xúc với phần sân bên phải của khu vực phát cầu (bao gồm cả vạch giới hạn) trong khu vực phát cầu. Robot phải thả cầu rơi tự do theo phương thẳng đứng. Khi một đội phát cầu và quả cầu tiếp đất tại khu vực thả rơi của phía đối phương, đội đó ghi được điểm. Nếu đội nào phát cầu không thành công, đội còn lại sẽ ghi được điểm.

Đội nào ghi được 5 điểm trước sẽ là đội giành chiến thắng. Nếu tỷ số trận đấu là 4 - 4, đội nào sau đó dẫn trước khoảng cách 2 điểm sẽ giành chiến thắng. Nếu tỷ số trận đấu kéo dài đến 6 - 6, đội thắng sẽ được xác định theo thứ tự ưu tiên như sau: Đội có số lần chạm cầu nhiều hơn khi ghi điểm; Đội có tỷ lệ thành công cao hơn ở lượt giao cầu; Đội có ít số lần bị cảnh cáo hơn; Quyết định cuối cùng của tổ trọng tài.